Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là là một bệnh lý về da thường gặp nhất và phổ biến trên khắp thế giới. Tuy bệnh không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nên những rắc rối không hề nhỏ đối với ngoại hình, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh chàm là gì? Có lây nhiễm không?…. Việc nắm bắt những thông tin cơ bản về bệnh giúp cho việc phòng tránh cũng như điều trị bệnh được hiệu quả.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm (hay còn gọi là eczema) là tình trạng do viêm khiến da bị thay đổi như bị khô, đỏ lên, nặng hơn thì dẫn đến tình trạng nứt nẻ da.  

Bệnh chàm xảy ra ở trẻ

Bệnh chàm xảy ra ở trẻ

Bệnh có thể xuất hiện trên bề mặt da ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể và thường khởi phát từ khi còn bé cho đến tuổi trưởng thành sẽ kết thúc. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ em trong 6 tháng đầu tiên khi đang bú sữa mẹ.

Đây cũng là một vấn đề kinh niên đối với nhiều người. Trên thế giới có khoảng 10% dân số mắc bệnh này, còn ở Việt Nam bệnh chiếm đến 25% trong tổng số tất cả các bệnh ngoài da.

Tùy theo mức độ mà bệnh chàm có thể phân thành các giai đoạn cấp tính, bán cấp và mãn tính. Bệnh nhân khi mắc bệnh có nguy cơ phát triển các dị ứng khác như dị ứng phấn hoa, hen suyễn….

Các hình thể lâm sàng của bệnh chàm

Căn cứ vào nhiều yếu tố mà có thể phân chia bệnh chàm da thành nhiều hình thể lâm sàng khác nhau, cụ thể:

  • Theo tính chất của tổn thương:

Chàm đỏ: Tình trạng da sẫm đỏ gần giống như là xuất huyết, xuất hiện một số mụn nước nhỏ và chảy nước vàng, thường hay ăn vào cẳng chân.

Chàm dạng bọng nước: Tình trạng xuất hiện các bọng nước chứa dịch lớn hơn 1mm, ở những vùng da dày như lòng bàn chân, tay, các mụn nước sẽ sâu và to hơn.

Chàm có sẩn: Tình trạng nổi cao các sẩn nền như sẩn huyết thanh và thường tập trung thành từng đám.

  • Theo tiến triển của bệnh:

Chàm cấp: Tình trạng nền da phù đỏ và chảy nước nhiều.

Chàm bán cấp: Tình trạng da vẫn đỏ nhưng đã giảm phù nề và không còn chảy nước.

Chàm mạn: Đây là trường hợp do bệnh chàm cấp tính biến chuyển mà thành, là tình trạng da bị đỏ và có xuất hiện vảy ngứa, đôi khi sẽ chảy nước. Để lâu hoặc gãi nhiều dẫn đến liken hóa khiến da dày lên và nếp da sâu xuống.

Chàm bội nhiễm: Tình trạng bên cạnh mụn nước có xuất hiện các mụn mủ, loét trợt do nhiễm tạp khuẩn, đôi khi có vảy vàng.

Chàm hóa: Tình trạng những bệnh về da khác sẽ biến sang chàm do điều trị không thích hợp, xuất hiện các mụn nước giống bệnh chàm bên cạnh những thương tổn cũ.

  • Theo căn nguyên gây bệnh:

Chàm thể tạng:

Đây là thể thường gặp nhất, có khoảng 2-3 % dân số trẻ em và 1% dân số người lớn bị chàm thể tạng. Bệnh có mối liên hệ chặt chẽ với sốt cỏ khô và bệnh hen.

Nguyên nhân gây bệnh chàm thể tạng vẫn chưa được biết rõ và thường có tính chất gia đình.

Biểu hiện thường gặp của thể này là tình trạng ngứa ngáy, vô cùng khó chịu, có thể đi kèm các biểu hiện toàn thân như khô da, đỏ da và viêm, nếu liên tục gãi có thể khiến trầy xước da, thậm chí là nhiễm trùng.

Chàm tiếp xúc (viêm da tiếp xúc):

Đây là tình trạng thượng bì và bì bị ngứa do một số chất từ môi trường tiếp xúc với da gây kích thích hoặc gây dị ứng và thường khởi phát khu trú.

Thể này được chia làm 2 dạng là viêm da tiếp xúc kích thích và viêm da tiếp xúc dị ứng.

Benh Cham Tiep Xuc

Biểu hiện bệnh chàm tiếp xúc

Chàm tiết bã trẻ em:

Thể bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi, nguyên nhân gây bệnh chính xác vẫn chưa rõ.

Bệnh không gây cảm giác đau ngứa hay khó chịu gì cho trẻ nhưng trông có vẻ “khó coi”, những vết chàm thường bắt đầu ở da đầu hoặc vùng tã lót rồi lan rộng nhanh chóng.

Khoảng 1 vài tháng bệnh sẽ hết, có thể cải thiện nhanh hơn nếu sử dụng một số loại kem và dầu tắm giữ ẩm.

Chàm tiết bã người lớn:

Tình trạng da bị chàm này thường gặp ở những người từ 20 – 40 tuổi và chủ yếu do nấm gây ra.

Ban đầu, bệnh có ở da đầu dưới dạng gầu nhẹ nhưng có thể nhanh chóng lan rộng ra vùng tai, mặt và cả ngực. Vùng da bị viêm đỏ và bắt đầu bong vẩy.

Cần điều trị bằng kem chống nấm nếu xuất hiện viêm nhiễm.

Chàm ứ đọng:

Thể bệnh này có xu hướng thường xuất hiện ở những người trung niên và lớn tuổi. Ở những đối tượng này, do tuần hoàn tĩnh mạch kém nên chàm thường xuất hiện ở chi dưới như những đốm viêm ngứa, nhỏ ở vùng da quanh mắt cá chân.

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây viêm loét.

Chàm dạng đĩa:

Thể chàm này thường xuất hiện đột ngột ở thân mình hay cẳng chân dưới dạng một vài sang thương da đỏ hình đồng xu, ngứa và rỉ dịch, thường xuất hiện ở người lớn.

Chàm tổ đỉa:

Đây là một thể chàm da mãn tính, các mụn nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, các ngón tay, khá là sâu và gây ngứa.

Bên cạnh mụn nước có thể xuất hiện bọng nước nằm sâu trong lòng bàn tay, chân nếu như xuất hiện nhiễm khuẩn thứ cấp.

Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân đặc hiệu nhưng nguyên nhân đầu tiên trong hầu hết các trường hợp là do nấm hoặc dị ứng tiếp xúc.

Bệnh chàm có lây không?

Do không nắm bắt chính xác và đầy đủ các thông tin về bệnh chàm mà nhiều người khá thắc mắc không biết bệnh chàm có lây không?

Bệnh chàm có lây không

Bệnh chàm có lây không

Dù đây là một bệnh về da khá phổ biến với những biểu hiện như ngứa da, nổi mụn đỏ bọng nước, tập trung thành những mảng bọng nước lớn, có thể gây viêm nhiễm nếu những nốt mụn này vỡ ra.

Thế nhưng bệnh chỉ tự lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể người bệnh nếu hướng điều trị không đúng chứ không phải dạng bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác.

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chung sống hay tiếp xúc với những người mắc bệnh, tuy nhiên cũng cần chăm sóc các bệnh nhân thật tốt để họ nhanh chóng khỏi bệnh.

Bệnh chàm nên kiêng ăn gì?

Việc cung cấp một chế động dinh dưỡng hợp lý cũng như lưu ý xem bệnh chàm nên kiêng ăn gì, bổ sung thực phẩm gì sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Thực phẩm gây dị ứng:

Một số thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu, khoáng chất cùng một số chất tăng trưởng như đậu phộng, lúa mì, ngô, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, nấm, giá,….thường dễ gây dị ứng và làm hại cho làn da.

Bên cạnh đó, thực phẩm có chứa chất kích thích, chất bảo quản khá là độc hại, khi người bệnh ăn vào dễ khiến bệnh chàm nặng hơn, dị ứng nhiều hơn, nhất là những người có làn da mẫn cảm.

Benh Cham The Tang

Một số thực phẩm cần tránh khi bị chàm

Thịt gà và chất tanh:

Thịt gà cũng như các thực phẩm tanh khá tốt cho cơ thể nhưng lại không hề có lợi đối với những bệnh nhân mắc bệnh chàm.

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra thì việc sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm này trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở nhiều người.

Nội tạng động vật:

Nội tạng là nơi tích tụ chất độc trong cơ thể cũng như phân tán chất độc ra bên ngoài. Vì vậy mà đây là bộ phận độc hại nhất.

Việc thêm nội tạng vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể khiến những người có thể trạng dị ứng thông thường nổi mẩn ngứa khắp người. Nếu trường hợp mắc bệnh chàm thì triệu chứng chàm sẽ lây lan gây ngứa mạnh mẽ hơn.

Vì vậy mà hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo khi mắc bệnh chàm thì nên tránh xa các thực phẩm nội tạng.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh chàm, nên bổ sung những loại thực phẩm như sau vào chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh như dầu cá, dầu anh thảo, dầu hạt lanh, các thực phẩm chứa nhiều kẽm, các loại vitamin A, B, C…

Việc lên thực đơn ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với các biện pháp điều trị chắc chắn sẽ giúp bệnh chàm mau khỏi.

Trên đây là giải đáp bệnh chàm là gì cũng như một sống thông tin cần thiết về bệnh mà các bạn có thể tham khảo để có biện pháp phòng chống bệnh một cách hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ hotline 0983.000.497 để biết thêm thông tin chi tiết cũng như được tư vấn cách chữa bệnh chàm một cách cụ thế nhất.

Phòng khám da liễu Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

Nguồn: https://phongkhamdalieu.org/benh-cham-la-gi.html

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2024

Cảnh giác bị chàm vào mùa đông

Bệnh chàm có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm tuy nhiên thường trở nặng vào những tháng trời đông khô lạnh. Bị chàm vào mùa đông khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và bất tiện, luôn muốn tìm kiếm các phương pháp để khắc phục tình trạng này.

Những nguy hiểm khi bị chàm mùa đông không nên coi nhẹ

Mùa đông bị tái phát bệnh chàm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh, đặc biệt là những nguy hại dưới đây:

Gây ra tổn thương ngoài cho người bệnh

Trong giai đoạn đầu hoặc cấp tính của bệnh chàm, chỗ phát bệnh là những mảng ban đỏ, nổi mụn nhỏ tập chung hoặc sơ tán, hoặc mụn nước tập trung thành từng chùm trên nền da đỏ.

Bệnh nghiêm trọng hơn là lúc những mảng chàm mụn nước bị vỡ ra và tiết dịch.

Ở giai đoạn bán cấp sự tiết dịch giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên mặt da làm thành những vảy tiết dày, vùng da bị bệnh chuyển từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm, không còn những vết trợt da.

Ở giai đoạn mãn tính dịch tiết ra càng ít, bề mặt da làm giảm khô, da đóng vảy, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt, vùng da nhiễm bệnh ngày càng sẫm màu hoặc tình trạng da không đều màu.

bị chàm vào mùa đông

Bị chàm vào mùa đông khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu

Bị chàm vào mùa đông ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống

Bệnh chàm xuất hiện mang đến cảm giác khó chịu cho người bệnh, cảm giác vô cùng ngứa, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Nếu thời gian dài không khỏi có thể dẫn đến trạng thái chán nản, cáu kỉnh và những yếu tố rối loạn tinh thần khác.

Gây mất thẩm mỹ vùng da

Nếu xử trí bị chàm vào mùa đông không kịp thời và phương pháp không khoa học sẽ dẫn đến xuất hiện các vùng da không đều màu hoặc để lại sẹo.

Bệnh có tính di truyền

Bệnh chàm nằm trong top 5 loại bệnh dễ truyền nhiễm, nguy cơ di truyền chiếm 30%.

 Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh chàm đơn giản hiệu quả

Bị chàm vào mùa đông phải làm sao để khắc phục?

Để hạn chế diễn tiến của bệnh chàm dị ứng, bên cạnh việc điều trị chàm theo chỉ định của bác sỹ, bạn nên hình thành những thói quen sinh hoạt khoa học nhằm hỗ trợ để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.

– Tránh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát bệnh: Hãy liệt kê tất cả các yếu tố dễ gây dị ứng mà bạn biết được như xà phòng, chất tẩy rửa, các loại thực phẩm.

– Giữ ẩm cho da: Dưỡng ẩm cho da mỗi ngày ít nhất 2 lần, thời điểm tốt nhất để sử dụng là khi vừa tắm xong, khi da còn hơi ẩm.

– Tránh gây trầy xước: Việc gãi, cào chỉ khiến da xấu hơn và tệ hơn. Vì vậy hãy hạn chế hành động này bằng các chất chống ngứa, thường xuyên cắt móng tay và khi đi ngủ có thể đeo găng.

– Tắm bằng nước ấm: Nên tắm bằng nước ấm, có thể pha yến mạch chưa nấu chín hoặc baking soda vào nước tắm, sau đó tắm lại bằng xà phòng và nước ấm sạch khoảng 10 phút và sử dụng dưỡng ẩm.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám da liễu uy tín Đông Phương về vấn đề bị chàm vào mùa đông. Muốn chữa bệnh nhanh chóng, triệt để, không tái phát thì khi phát hiện các triệu chứng bị bệnh, bạn cần sớm đi gặp bác sĩ để được thăm khám tìm ra nguyên nhân bệnh chàm và có hướng điều trị bệnh thích hợp nhất.

Nếu các bạn còn thắc mắc khi mùa đông bị tái phát bệnh chàm cũng như các bệnh da liễu khác, xin vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 0983.000.497 hoặc CHAT trực tiếp với bác sĩ da liễu để được giải đáp cụ thể.

Nguồn: https://phongkhamdalieu.org/bi-cham-vao-mua-dong-nguy-hiem-nhu-nao.html

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2024

Tổng quan bệnh viêm da

Viêm da là căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, có đến hơn 20% dân số bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Tuy nhiên, tin tốt là nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chưa ghi nhận biến chứng nào nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Dù vậy, bệnh viêm da vẫn khiến người bệnh rất khó chịu bởi tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát.

Bệnh viêm da là gì?

Viêm da là thuật ngữ chung để chỉ tình trạng da bị viêm, với triệu chứng điển hình là sưng đỏ, ngứa ngáy, đôi khi có mụn nước, bong tróc da. Với những thể dạng xuất hiện ở mặt, tay, chân hay cổ, vai lộ ra bên ngoài, nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.

Bệnh viêm da biểu hiện như thế nào?

Các dạng bệnh viêm da

Viêm da có rất nhiều thể dạng bệnh khác nhau được phân theo nguyên nhân gây bệnh, vị trí bị bệnh, đặc trưng của triệu chứng. Dưới đây là một số dạng bệnh cơ bản

Viêm da thần kinh: Xuất hiện dọc theo các dây thần kinh, ngứa liên tục và địa hóa đến một số khu vực nhất định

Viêm da tiết bã: Thường xảy ra ở vùng đầu mặt với biểu hiện xuất hiện gàu và tróc vảy

Viêm da dị ứng: Còn có tên gọi phổ biến khác là chàm eczema, thường xuất hiện vùng da đỏ kèm mẩn ngứa.

Liên viêm da: ngứa liên tục lặp đi lặp lại khi tiếp xúc với chất gây kích hoặc dị nguyên gây dị ứng

Ngoài ra còn một số dạng bệnh khác như viêm da mặt, viêm da quanh miệng...

Nguyên nhân gây bệnh:

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm da cho đến nay vẫn chưa thống kê chính xác, tuy nhiên nhiều tài liệu y học cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do dị ứng.

Đây là phản ứng của da khi tiếp xúc với các chất mà cơ thể đánh giá là tác nhân gây hại và các triệu chứng viêm da biểu hiện ra bên ngoài như một sự cảnh báo nguy hiểm cho cơ thể. Cơ chế này phát sinh phần lớn là do di truyền, một số nguyên nhân khác là do các dị nguyên đặc biệt thật sự có ảnh hưởng đến cơ thể.

Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc biệt nguyên nhân viêm da có thể đến từ sự căng thẳng thần kinh, thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc môi trường sống, rối loạn chức năng cơ thể cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm da.

Bệnh viêm da có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, bệnh viêm da không trực tiếp gây nguy hiểm nghiêm trọng cho cơ thể, không đe dọa đến tính mạng người bệnh, tuy nhiên các biểu hiện bệnh sẽ khiến bạn khó chịu khi gặp phải:

Đau rát kéo dài thường xuyên tại vị trí bị viêm, đôi khi còn ngứa ngáy là cảm giác thường trực khiến người bị bệnh vô cùng khó chịu, khó tập trung làm những việc khác.

Những trường hợp bệnh biểu hiện ra ngoài ở vị trí cơ thể hở như mặt, cổ hay tay ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khi từng vùng đỏ trên da xuất hiện, sưng tấy và nổi bật so với vùng da lành lân cận. Nếu không được điều trị, những vùng da đỏ này còn nhanh chóng lan rộng. Không ít người bệnh tự ti và ảnh hưởng tâm lý vì tình trạng này.

Việc gãi để giảm cảm giác ngứa có thể làm xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.

Phương pháp điều trị

Có rất nhiều phương pháp để đối phó với tình trạng viêm da, tuy nhiên, hầu hết các cách dân gian hoặc tự điều trị tại nhà chỉ mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng mà khó có thể chữa trị triệt để.

Bệnh có nhiều thể dạng với nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế, việc sử dụng chung 1 loại thuốc, 1 phương pháp với các trường hợp khác nhau là không khả thi và không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Để điều trị hiệu quả cần dựa trên nguyên tắc: thăm khám xác định nguyên nhân và tình trạng hiện tại, từ đó mới đề xuất phương án chữa trị phù hợp nhất. Việc chẩn đoán lâm sàng được cho là không chính xác, chính vì thế tại các cơ sở y tế chuyên khoa sẽ sử dụng các loại máy móc hiện đại nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác hơn và có phương án điều trị phù hợp nhất.

Hiện nay tại phòng khám đa khoa Đông Phương đang sử dụng liệu pháp thanh độc TBW để điều trọi viêm da. Đây là phương pháp hiện đại và mang lại hiệu quả cao nhất cho đến hiện tại với ưu điểm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, sử dụng công nghệ vật lý ánh sáng trong trị liệu kết hợp với các loại thuốc uống, đắp và xông hơi.

Phương pháp hỗ trợ người bệnh tìm và xác định những dị nguyên nào dễ gây dị ứng cho cơ thể, từ đó có biện pháp phòng tránh tình trạng viêm da tiếp diễn. Không những thế, các loại thuốc uống, đắp, xông hơi tác đông đến cơ chế nhận biết và phản ứng với dị nguyên của cơ thể. Đối với các nguyên nhân không nguy hiểm thực, cơ thể người bệnh sẽ giảm bớt cường độ phản ứng, giảm triệu chứng và cảm giác khó chịu nếu như có tiếp xúc về sau.

Nhờ áp dụng biện pháp này mà phòng khám Đông Phương trở thành một địa chỉ chữa viêm da uy tín hàng đầu tại Hà Nội, đã chữa khỏi cho nhiều trường hợp bệnh và nhận được phản hồi tích cực, chưa ghi nhận tái phát nghiêm trọng sau khi điều trị.


Nguồn: https://phongkhamdalieu.org/viem-da-la-gi.html

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

Khi nào cần điều trị bệnh nấm da mặt

 Nấm da mặt là một bệnh ngoài da phổ biến do sự phát triển quá mức của nấm, thường gây ra các triệu chứng như sưng, đỏ, ngứa và bong tróc ở vùng da mặt.

Nguyên nhân của nấm da mặt

Vi khuẩn và nấm: Môi trường ẩm ướt và ấm áp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm, dẫn đến bệnh nấm da mặt.

Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch yếu có thể tạo môi trường thuận lợi cho các bào tử nấm ký sinh và sinh sôi.

Sử dụng steroid: Việc sử dụng các loại thuốc chứa steroid dùng ngoài da có thể làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn và nấm của da, dẫn đến nguy cơ cao nhiễm nấm da mặt.

Tiếp xúc với vi khuẩn và nấm: Tiếp xúc với các bề mặt hoặc vật dụng đã bị nhiễm vi khuẩn và nấm mà không có sự vệ sinh phù hợp cũng có thể bị lây nấm da mặt.

Nguyên nhân và điều trị bệnh nấm da mặt

Khi nào cần thăm khám và điều trị nấm da mặt?

Khi có các triệu chứng sớm của nấm da mặt như da xuất hiện mảng khác màu, cảm giác ngứa hoặc châm chích, bong tróc da, điều trị cần được thực hiện để ngăn chặn sự lan rộng của bệnh và giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Việc điều trị có thể bao gồm:

Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kem, dầu hoặc thuốc uống, xông hơi để điều trị nấm da mặt, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh, loại vi nấm gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm nhanh chóng giảm bớt triệu chứng đồng thời giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Chăm sóc da đúng cách: Đảm bảo vệ sinh da hàng ngày và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp có thể giúp kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của nấm.

Thay đổi lối sống: Điều chỉnh các thói quen làm sạch, thay đổi lối sống để giảm bớt sự ẩm ướt và nhiệt độ cao có thể giúp ngăn chặn tái phát của nấm. Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bông tẩy trang... để tránh nguy cơ lây nhiễm nấm từ người khác

hạn chế tiếp xúc với nấm và vi khuẩn: Tránh tiếp xúc với các vật dụng hoặc bề mặt có nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn có thể giúp phòng ngừa nấm da mặt.

Nên điều trị bệnh nấm da mặt ở đâu?

Nếu bạn cần điều trị nấm da mặt, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu uy tín để được tư vấn và điều trị đúng cách. Việc điều trị hiệu quả cần được thực hiện bởi người có chuyên môn, các thiết bị chuyên dụng và nhất là các loại thuốc phù hợp với  tác nhân gây bệnh.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà, việc sử dụng thuốc không đúng không chỉ không mang lại hiệu quả trị bệnh mà còn có nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn khi dùng sai thuốc.

Việc bạn có thể chủ động làm đó là vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt nhằm loại bỏ nguy cơ gây bệnh, việc điều trị cần đến chuyên gia.

Nếu chưa biết nên chữa nấm da mặt ở đâu tốt, bạn có thể liên hệ tư vấn miễn phí với các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Đông Phương để được hỗ trợ sớm, hạn chế tối đa nguy cơ phát triển của tình trạng nấm da.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Các mẹo chữa mụn hiệu quả với nam giới

Nhắc tới mụn hay mụn trứng cá, chúng ta thường chỉ nghĩ đến các liệu pháp trị mụn dành cho con gái mà không nhớ rằng các bạn nam cũng gặp các vấn đề về mụn không kém gì các bạn nữ đâu. Ngoài việc uống nước đầy đủ và có cách sống lành mạnh, thì những nguyên liệu từ thiên nhiên cũng rất hữu ích cho việc trị mụn trứng cá và ngăn mụn trứng cá trở lại đấy con trai nhé.

Xem thêm:

Lá lô hội

Nói đến phương pháp chữa trị mụn tự nhiên dành cho các bạn nam, cây lô hội được coi là nguyên liệu rất tốt. Bởi vì, bên cạnh công dụng làm dịu vùng da sưng tấy, chiết xuất lô hội còn có chứa các chất chống vi khuẩn và mầm bệnh có thể khiến bạn bị mụn trứng cá.

- Cách 1: Tách lấy phần thịt (chất gel) của lá lô hội và bôi trực tiếp lên trên vùng mụn trứng cá, để yên trong 10 phút rồi sau đấy rửa sạch.

- Cách 2: Các bạn trộn 1 - 2 thìa gel lô hội với một vài giọt nước chanh, bôi hỗn hợp lên vùng da bị mụn rồi để qua đêm.

Các mẹo chữa mụn hiệu quả với nam giới
Các mẹo chữa mụn hiệu quả với nam giới

Giấm táo

Giấm táo được biết đến là cách điều trị mụn trứng cá tốt nhất dành cho những bạn nam có làn da dầu. Tinh chất ở trong giấm táo có tác dụng diệt các tác nhân hình thành mụn và giúp loại bỏ tế bào chết trên da. Ngoài ra, khu vực da bị mụn trứng cá cũng sẽ giảm sưng viêm nếu như được đắp giấm táo đấy.

- Cách 1: Hòa tan 2 thìa giấm táo với 2 thìa nước vào trong 1 chén nhỏ, ngâm một miếng bông gòn trong chén giấm khoảng 5 phút sau đó dùng miếng bông xoa xung quanh vùng da mụn trong 2 phút, sau đấy rửa sạch.

- Cách 2: Trộn 1 thìa giấm táo, 1 thìa mật ong, 2 thìa nước trà xanh, 5 thìa đường cùng với một ít nước thành hỗn hợp đồng nhất, bôi hỗ hợp thu được lên mặt khoảng 20 phút sau đó rửa sạch với nước ấm. Bạn nhớ áp dụng 2 lần/tuần để ngăn mụn trứng cá tốt nhất.

Mật ong

Mọi người đều biết mật ong là món quà đến từ thiên nhiên giúp chữa mụn trứng cá rất tốt, đặc biệt là với những bạn trai có da dầu. Mật ong có tác dụng hút hết những chất dư thừa và bã nhờn trên da mặt. Cùng với tác dụng chống khuẩn, mật ong sẽ ngăn ngừa mụn trứng cá và duy trì độ ẩm cho da.

- Cách 1: Trộn lẫn mật ong và sữa chua thành một hỗn hợp, đắp lên mặt và để qua đêm để có được hiệu quả tốt nhất.

- Cách 2: Nghiền nhỏ 3 - 5 viên thuốc aspirin (thuốc giảm đau có thể mua tại tất cả các hiệu thuốc), trộn bột thuốc cùng với 1 thìa nước và 1 thìa mật ong sau đấy đắp hỗn hợp lên da mặt và để yên trong 10 -15 phút.

Nghệ

Trong củ nghệ có tinh chất chống viêm và giúp ngăn mụn nhanh chóng. Không những thế, ngoài hiệu quả chữa mụn trứng cá cho nam giới, bột nghệ còn có hiệu quả ngăn ngừa và làm mờ đi những vết thâm, sẹo vì mụn gây nên

- Cách 1: Hoà tan tinh bột nghệ với chút nước, bôi hỗn hợp lên chỗ bị mụn trứng cá rồi để qua đêm.

- Cách 2: Trộn ½ thìa bột nghệ và 2 thìa sữa chua với nhau, đắp hỗn hợp thu được lên trên vùng mặt trong vòng 15 phút sau đấy rửa sạch với nước.

Chỉ cần vài phút cùng với các nguyên liệu phổ biến, các bạn đã có thể chăm sóc cho làn da nhạy cảm của mình rồi. Thật đơn giản và nhanh chóng để có làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, những phương pháp nêu trên chỉ là những mẹo dân gian để giúp bạn hạn chế phần nào tình trạng da mụn. Nó chỉ đem tới kết quả cho các tình trạng mụn mới, vẫn đang còn nhẹ. Đốivới những trường hợp da mụn quá nhiều, mụn ở các vị trí đặc biệt nhạy cảm trên cơ thể.. Các bạn cần đến phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám và có phác đồ chữa trị thích hợp hơn.

phong kham 497 quang trung ha noi là một trong những phòng khám da liễu tốt nhất tại Hà Nội trong việc khám và chữa trị làn sa mụn tốt nhất. Mọi thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị mụn trứng cá hiện đại, tối ưu hơn bạn nên gọi đến đường dây nóng 0988.111.497 để trao đổi trực tiếp cùng với các chuyên gia tại phòng khám.

Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Liên kết hay:

Phòng khám đa khoa Đông Phương có tốt không?

Phòng khám đa khoa Đông Phương – Uy tín hàng đầu Hà Nội

Bệnh viêm amidan thì nên uống thuốc gì?

Viêm amidan là chứng bệnh tai mũi họng quen thuộc với nhiều người. Bệnh có thể bắt gặp ở cả người lớn và trẻ em, thường hay tái phát và có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy, làm sao để điều trị tình trạng bệnh viêm amidan? Các bạn hãy cùng tìm hiểu bị viêm amidan nên uống thuốc gì cho hiệu quả nhé.

Xem thêm:

Bệnh viêm amidan là gì?

Bệnh viêm amidan được chia làm 2 thể là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính. Thể cấp tính nếu kéo dài, dây dưa không được chữa trị làm tình trạng bệnh chuyển thành dạng mạn tính và làm hình thành nhiều biến chứng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người bị bệnh.

Nguyên nhân viêm amidan thường vì virus gây nên, trong một số trường hợp có thể là bởi vi khuẩn, nguy hiểm nhất là bởi liên cầu b tan huyết nhóm A viêm amidan. Trường hợp bị bệnh viêm amidan, người bị bệnh thường hay có những biểu hiện như:

• Sốt nhẹ, rát họng, họng có cảm giác vướng, khó chịu, ăn uống khó khăn.
• Sưng các hạch cổ, hạch bên dưới hàm
• Đau đầu, cơ thể mệt mỏi, xương khớp đau nhức.

Nếu bệnh phát triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm hay apxe amidan, viêm mũi xoang, viêm thanh quản – khí quản – phế quản,… có nguy cơ đi cùng những dấu hiệu sốt cao, hạ huyết áp, suy hô hấp cấp, suy thận ảnh hưởng tới sinh mạng người bệnh.

Bệnh viêm amidan thì nên uống thuốc gì?
Bệnh viêm amidan thì nên uống thuốc gì?

Bệnh viêm amidan thì nên uống thuốc gì?

1. Thuốc Tây y điều trị viêm amidan

• Các dạng thuốc Tây vẫn hay được sử dụng là loại thuốc kháng sinh như augmentine, cephalexine, clamoxyl, zinnat… có tác dụng diệt khuẩn chống lại những tác nhân gây bệnh thông thường. Những loại thuốc này được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa nếu dùng trước và trong bữa ăn.

• Nếu chẩn đoán bị viêm amidan do liên cầu b tan huyết nhóm A gây ra thì các loại kháng sinh chống liên cầu pennicilin G chính là sự lựa chọn phù hợp nhất. Thời gian sử dụng thuốc này kéo dài trong 15 ngày.

• Các thuốc có tác dụng giảm đau: paracetamol là một loại thuốc được sử dụng phổ biến, tuy nhiên vẫn phải theo đúng liều lượng với sự chỉ định của bác sĩ chuyên khao tai mũi họng.

• Các loại thuốc giảm ho, những loại thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề cũng được dùng để trị bệnh.

• Các thuốc kháng viêm, chống khuẩn như oropivalone,betadine, lysopaine…

• Ngoài ra, người mắc bệnh cũng được khuyên súc họng bằng bicacbonate, nước muối 0,9%… để sát trùng cổ họng.

2. Những thuốc Đông y chữa viêm amidan

Bài thuốc 1: Bạc hà 8g, cát cánh 6g, nhọ nồi 16g, xạ can 6g, bồ công anh 16g, nguy bàng 8g, huyền sâm 12g, sơn đậu căn 12g, sinh địa 12g, ngân hoa 8g. Tất cả những vị thuốc trên đem sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc 2: Xạ can 8g, thạch cao 20g, ngân hoa 20g, huyền sâm 16, liên kiều 12g, cát cánh 8g, sinh địa 16g, hoàng liên 12, hoàng bá 12g, tang bì 12g, cam thảo 4g. Tất cả các loại thuốc trên mang sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc 3: Hoàng kỳ 24g, trần bì 12g, long nhãn 10g, qui đầu 10g, bạch truật 12g, hạnh nhân 10g, cam thảo 10g, thăng ma 12g, liên kiều 8g, nhân sâm 12g, sài hồ 12g, hoàng cầm. Cho tất cả những loại thuốc trên đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 4: Xuyên khung 15g, quế chi 5g, xạ can 10g, cam thảo 8, cát cánh 5g, đan sâm 18g, đào nhân 10g, xích thược 10g. Tất cả những vị thuốc mang sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Dù các bạn dùng bất kỳ biện pháp chữa trị bệnh nào cũng nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà không để các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Các thắc mắc liên quan tới chứng bệnh viêm amidan, các bạn có thể liên hệ các bác sĩ phòng khám tai mũi họng tốt nhất ở hà nội qua số hotline 0988.111.497 hoặc truy cập website taimuihong497.com để được tư vấn chính xác và cụ thể nhất nhé.

Liên kết hay:

Phòng khám đa khoa Đông Phương có tốt không?

Phòng khám đa khoa Đông Phương – Uy tín hàng đầu Hà Nội